Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

CẢM XÚC NGÀY 20-11


Ngày 20-11 năm nay để lại trong tôi thật nhiều cảm xúc. Đó cũng là 1 buổi sáng bình thường như bao buổi sáng khác nhưng trong lòng tôi lại đan xen nhiều cảm xúc khác nhau: vui, hồi hộp, tiếc nuối…
Trở lại trường – nơi tôi đã học tập suốt 4 năm đại học, được gặp lại các thầy cô trong khoa – những người đã tận tình dạy bảo tôi khi tôi mới chập chững bước chân vào đại học, được gặp lại bạn bè cùng lớp, lại được thấy những gương mặt thân quen, những nụ cười hồn nhiên và giọng nói trong veo của các bạn. Tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc, đã lâu lắm rồi tôi mới có cảm giác này. Trở lại trường, gặp lại thầy cô và bạn bè cũ tôi như được trở về mái nhà thân yêu, bình yên của mình vậy.
Gặp lại các thầy cô, được nghe thầy cô hát, trò chuyện, tâm sự lòng tôi lại nghẹn ngào xúc động. Tôi muốn nói lời cảm ơn, tri ân tới tất cả các thầy cô nhưng tôi lại không dám nói lên lời. Có lẽ chẳng có lời nào có thể nói hết được công lao mà thầy cô đã dành cho lũ sinh viên chúng tôi.
Buổi lễ kỷ niệm diễn ra thật ấm áp tình thầy trò. Sau những tháng ngày xa cách nhưng dường như điều đó không làm cho mối quan hệ thầy trò trở nên cách xa. Trong số các thầy cô của khoa cũng có thầy cô sắp về hưu, cũng có thầy cô mới bắt đầu bước chân vào sự nghiệp giảng dạy nhưng tôi nhận thấy điểm chung ở tất cả thầy cô đó là lòng yêu nghè, tận tụy với công việc, tận tâm với sinh viên. Tôi sẽ không bao giờ quên được những bài giảng cũng như những lời dạy bảo của các thầy cô. Đó sẽ là những hành trang quý giá nhất giúp tôi vững bước trên đường đời. Chúc cho các thầy cô trong khoa Thư viện Thông tin luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và công tác tốt.
Cũng trong ngày lễ hôm đó tôi được gặp lại các bạn trong khoa. Lâu lắm rồi chúng tôi mới có dịp ngồi lại bên nhau, cùng nhau đi ăn, đi hát hò. Ôi, ký ức về thời SV nghịch ngợm, hồn nhiên lại ùa về trong tôi khiến lòng tôi xao xuyến, bồi hồi. Hôm đó tôi như được trở về với chính mình, trở về với những ngày tháng chúng tôi còn học chung với nhau dưới mái trường USSH thân yêu.
Tôi muốn níu giữ tất cả những khuôn mặt, những nụ cười, giọng nói và cả những trò đùa tinh nghịch của các bạn. Các bạn của tôi ơi, biết bao giờ chúng mình mới được “ngồi lại bên nhau” như vậy nữa ???

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2010

Sang mùa


Sáng sớm thức dậy, thấy lạnh quá. Lộp bộp, lộp bộp... lại có mưa nữa rồi. Cảm giác giống như đang trong không khí mùa đông của miền Bắc vậy. Tự dưng thấy nhớ nhà, nhớ quê đến nao lòng.
Quê mình giờ này cũng đang vào đông rồi.
Mình nhớ hồi còn nhỏ, mỗi khi có không khí lạnh tràn về là mấy đứa trẻ con xóm mình lại háo hức đòi mẹ lấy quần áo rét ra mặc. Đứa nào cũng nhìn như những con gấu vậy. Hihi.
Nhớ cả những buổi sáng mùa đông, trong khi mình còn cuộn tròn trong chăn ngủ thì mẹ và bố đã dậy từ lúc nào để chuẩn bị bữa sáng và còn đi làm.
Nhớ những làn gió mùa tràn về. Hic, lạnh lắm nhưng mấy đứa trẻ con xóm mình vẫn thích đi chân đất chạy ra những mảnh ruộng vừa mới gặt để thả diều. Tiếng sáo diều ngân nga hòa cùng tiếng gió và cả tiếng reo hò của bọn mình nữa.
Ừ, giờ mình mới nhớ đã lâu lắm rồi mình không được nghe tiếng sáo diều quen thuộc, không được thức dậy trong chiếc chăn bông ấm áp mỗi buổi sáng mùa đông lạnh buốt, không được ăn cơm cùng bố mẹ, không được chọc ghẹo mấy thằng cháu đáng yêu.
Nhất định Tết này mình sẽ về. Cố lên, chỉ còn 3 tháng nữa là được về nhà rồi.

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010

LŨ ƠI ĐỪNG TỚI NỮA, DÂN TÔI KHỔ LẮM RỒI


Cơn lũ trước chưa qua, cơn lũ sau lại ầm ầm kéo tới. Người dân miền Trung lại tiếp tục gồng mình chống chọi với lũ dữ. Sao ông trời lại khắc nghiệt với họ như vậy? Sao cứ bắt họ phải khổ cực mãi như thế chứ?

Lũ không chỉ cuốn trôi nhà cửa, hoa màu, đồ đạc mà đau xót hơn lũ còn cướp đi cả những người dân quê lam lũ, chất phác quanh năm chân lấm tay bùn. Những người vợ mất chồng, chồng mất vợ, con cái mất cha mẹ... thật đau đớn và xót xa biết bao. Nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt người chồng vì khóc thương vợ bị nước lũ cuốn trôi, những đứa con với ánh mắt ngây thơ dườngnhuw chúng chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra khiến tôi không thể cầm được nước mắt. Rồi sắp tới các em sẽ sống ra sao?

Nước lũ bao vây khắp nơi, những ngôi nhà giờ chỉ còn nhìn thấy nóc. Nhưng có ai biết rằng trong những nóc nhà nhấp nhô trong nước lũ còn biết bao người đang chờ được cứu trợ. Hình ảnh những người dân dỡ mái nhà xin cứu trợ mới xúc động, mới xót xa làm sao.

Chiếc xe khách chạy từ Đắc Nông ra Nam Định tới huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) thì bị nước lũ cuốn trôi ra dòng sông Lam mang theo 18 người mãi mãi không bao giờ được trở về với quê hương, gia đình nữa. Trong đó có cả những người dân quê tôi.

Tôi cũng như biết bao trái tim người con đất Việt luôn luôn hướng về nhân dân miền Trung và từng ngày, từng giờ cầu mong cho lũ nhanh rút để bà con sớm ổn định cuộc sống.

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

TUỔI 25 VÀ NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ


Tuổi 25 (là cộng thêm cả tuổi mụ nữa mới được 25 đó, chứa thực ra mình vẫn ở tuổi 24 thôi). Tuổi 25 đến thật lặng lẽ nhưng cũng nhanh quá. Giật mình thảng thốt: "ôi, mình đã 25 tuổi rồi ư?". Chỉ còn 5 năm nữa là mình sẽ bước sang tuổi 30. Sao mà nhanh vậy nhỉ. Quay đi quay lại tự hỏi 25 tuổi mình đã làm được gì và chưa làm được gì?
25 tuổi - Được tốt nghiệp ngay trong đợt xét tốt nghiệp đầu tiên của khoa với tấm bằng loại khá (chỉ chút xíu nữa là tới loại giỏi rồi). Đợt xét này cả khoa hơn trăm con người mà chỉ có hơn 20 đứa được tốt nghiệp. Haha, mũi mình cũng to to thêm 1 tí rồi đây.

25 tuổi - Mình ra trường được 2 tháng, vừa chân ướt chân ráo ra trường mình đã có việc làm ngay tại Sài Gòn. Công việc đúng với chuyên môn mà mình đã được học ở trường Đại học. Trong khi đó bạn bè cùng khoa với mình chạy ngược chạy xuôi để tìm việc làm mà giờ này cũng chưa đâu vào đâu cả. Hic, thấy số mình cũng may mắn đấy chứ.

25 tuổi - Tự đứng được trên đôi chân của chính mình, không còn ăn bám bố mẹ nữa. Hehe, vui quá vì mình không còn là gánh nặng của bố mẹ, của mọi người trong gia đình. Tự lo cho cuộc sống của mình bằng chính đồng lương chân chính mà mình làm ra.

25 tuổi - Càng ngày càng biết làm dáng hơn, điệu đà hơn: Biết tự mình đi mua sắm quần áo, giày dép, mỹ phẩm. Biết tự tay trang điểm cho mình, biết chải chuốt sao cho mình mình đẹp hơn, duyên dáng hơn trong mắt mọi người.

25 tuổi - Mình biết rằng là con gái thì phải nữ tính và dịu dàng. Và mình cũng nhận được những lời khen như thế. Hic, nhưng mình tự thấy phải hoàn thiện mình nhiều hơn cả về ngoại hình lẫn nhân cách.

25 tuổi - Biết đồng cảm và chia sẻ nhiều hơn với những hoàn cảnh bất hạnh, những nỗi buồn, sự đau khổ của mọi người xung quanh. Biết hòa mình vào các việc làm từ thiện (như ủng hộ đồng bào lũ lụt).

25 tuổi - Vẫn phải xa nhà, xa bố mẹ, xa anh chị và xa 5 thằng cháu đáng yêu lúc nào cũng điện thoại chỉ để hỏi mỗi một câu: "Cô ơi, khi nào thì cô về nhà?"

25 tuổi - Chăm chỉ viết blog nhiều hơn. Cũng chỉ là để chia sẻ những tâm tư, tình cảm, những cảm nhận của mình về cuộc sống với mọi người xung quanh mà thôi.

25 tuổi - Chưa có lấy một mảnh tình vắt vai. Bạn bè xúm lại bảo đi làm rồi cố tìm lấy 1 anh nào đó để yêu đi không thì ế già trong thư viện mất. Bố mẹ, anh chị điện vào liên tục hỏi : đã yêu anh nào chưa? Rồi mấy đứa bạn thân lại hỏi như đang phỏng vấn: "Suốt 4 năm sinh viên mà không yêu ai, giờ có thấy hối hận không?" Haha, một câu hỏi hay quá. Hối hận ư? Không mình chẳng thấy hối hận gì cả, chỉ đôi lúc rảnh rỗi thì thấy chạnh lòng và buồn chút chút thôi. Nhưng những cảm giác đó cũng chỉ như gió thoảng qua thôi vì mục tiêu cao nhất của mình là học, học thật tốt để luôn nằm trong top ten của khoa, để luôn có tên trong danh sách được nhận học bổng, để ra trường có thể kiếm được việc làm tốt. Và bây giờ tất cả những điều đó mình đã đạt được. Vậy thì cớ gì mà phải hối hận chứ. 25 tuổi mình vẫn còn trẻ, đủ thời gian để kiếm được 1 hotboy mà, hehe không biết có mơ mộng quá không?

25 tuổi - Không có nhà (vẫn phải đi trọ), không có xe máy để đi làm (vẫn phải ngày ngày bắt 2 tuyến xe bus). Bạn bè nhiều đứa tuy chưa có việc làm, chưa cả tốt nghiệp nữa mà mua xe máy hết rồi. Hic, nhiều lúc thấy cũng tủi thân thật sao thấy mình giống như người vô sản vậy? Nhưng không sao, 25 tuổi mình còn trẻ, còn sức khỏe và cả trí tuệ để có thể tự mình mua những thứ đó cho mình.

25 tuổi - Ở Sài Gòn hơn 4 năm rồi mà vẫn chưa 1 lần được vào Suối Tiên (mặc dù mình trọ ngay cạnh đó), chưa một lần bước chân nhà hát, rạp chiếu phim, chưa biết đến New World... Thấy mình lạc lõng quá. Hình như mình vẫn chưa thể hòa nhập được với cuộc sống ồn ào, nhộn nhịp và cách sống phóng khoáng của con người nơi đây.

25 tuổi - Cũng biết rung động...đậy trước một ai đó, nhưng mình ngại (sợ người ta không thích mình) nên không dám nói ra.

25 tuổi - Gọi điện vào bố mẹ, các anh chị và bác vẫn dặn dò đủ thứ. Hình như trong mắt mọi người mình vẫn còn là 1 con bé ngây ngô (rất ngố nữa). Chính mình cũng thấy mình cần phải học hỏi nhiều hơn (đặc biệt là kinh nghiệm sống thực tế).

25 tuổi - Không còn nhớ quê, nhớ nhà như năm 1, 2, 3 nữa nhưng quê hương, gia đình lúc nào cũng chiếm 1 vị trí trang trọng trong trái tim mình. Mỗi lần nghe tin ở nhà có ai đó bị ốm đau là mình vô cùng lo lắng, thầm cầu nguyện cho mọi người được bình an. Và nghĩ rằng nếu như có thể mình sẽ chịu đựng hết những chuyện không may đó cho mọi người.

25 tuổi - Không biết ở lại Sài Gòn hay về quê nữa. Ở lại đây làm việc và sinh sống thì mình sẽ phải xa quê, xa gia đình mãi mãi. Còn về quê thì sẽ rất khó khăn để mình có thể tìm được việc làm đúng chuyên môn với thu nhập khá. Mẹ điện vào nói: "ở quê giờ cuộc sống khó khăn, xin việc cũng khó lắm con ạ. Nếu ở được thì cứ ở lại trong đó đi". Chị gái và anh rể cũng khuyên mình nên ở lại đây. Mình bật cười xót xa, vậy là mình sẽ xa quê và xa gia đình mãi mãi rồi.

25 tuổi - Huhu, đã 25 tuổi rồi ư? Sắp già đến nơi rồi. Vậy mà vẫn lang thang, lặng lẽ, đơn độc đi về một mình. Đôi lúc cũng thấy lo và thấy buồn nhưng không sao vì người ta nói 30 tuổi vẫn còn xuân mà. Con người cũng có duyên có số cả và mình tin vào điều đó, chắc 1 nửa của mình còn đang ở đâu đó trong hơn 80 triệu người thôi. Hehe, tự an ủi mình vậy.

25 tuổi - Còn phải cố gắng nhiều lắm, không phải như vậy là đã đầy đủ, đã thấy mình giỏi đâu. Phải không ngừng rèn luyện và học tập. Học ở đây là học trong cuộc sống: học các kinh nghiệm sống, học cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh... vì mình vẫn chỉ là 1 con bé vừa mới rời ghế nhà trường, chưa va chạm nhiều với thực tế cuộc, chưa hiểu hết những khắc nghiệt, cay đắng của cuộc đời. Rèn luyện ở đây là rèn luyện nhân cách, nhân phẩm của bản thân mình để có thể biết yêu thương mọi người nhiều hơn, sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng.

25 tuổi - Ừ vậy là đã bước sang tuổi 25 được nửa tháng rồi. Thấy nhanh thật. Chẳng mấy chốc tuổi 30 ầm ập kéo đến. Huhu, sắp gìa tới nơi rồi đó.

25 tuổi - Tuy vậy thôi nhưng vẫn còn trẻ trung, nhí nhảnh yêu đời lắm vì mình biết cái già về tâm hồn còn đáng sợ hơn cái già về tuổi tác rất nhiều.

25 tuổi - Cười thật tươi đón nhận tuổi 25.

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

Biểu tượng của ngành Y khoa

Nguyễn Đình Nguyên

Những người có tính tìm tòi sẽ không khỏi thắc mắc là tại sao biểu tượng trong ngành Y-dược lại là con rắn (mà không phải là một con gì hay vật gì khác). Khi thì thấy hai con, khi thì một con quấn quanh một cây gậy; có khi thì cái ly hay cốc (hay gặp trong ngành dược). Để trả lời cho đến tường tận của câu hỏi này kỳ thực là một câu chuyện dài, và rất phức tạp vì các nhà nghiên cứu Cổ học và Y khoa đã tranh cãi về nguyên uỷ của biểu tượng đó cả hàng bao thập kỷ nay, nói chung chưa hẳn ngã ngũ nhưng cũng đã có dấu hiệu sáng tỏ. Nội dung tranh luận là xoay quanh ở điểm Y hiệu đúng nhất là có một con rắn hay hai con rắn quấn quanh cây gậây, và nguồn gốc từ đâu. Bài viết này với mục đích giúp các độc giả điểm qua các tài liệu để cùng theo dấu cuộc hành trình của biểu tượng ngành Y.

Phù hiệu của Hermes:

Thần thoại Hermes:

Hermes (hơ-miz), theo thần thoại Hy lạp là con trai của thần Dớt (Zeus, hay Jupitte) và nữ thần Mai-a (Maia). Nhân vật này tương đồng với thần Mercury trong thần thoại La mã, và Casmilus hay Cadmilus ở một nhóm thiểu số châu Á, Macedonia, Bắc Hy lạp. Tên Hermes có lẽ xuất phát từ chữ herma, tiếng Hy lạp có nghĩa là rất nhiều đá, như dùng để ngăn biên giới, hay địa phận. Trung tâm thờ phụng Hermes sớm nhất có lẽ là vùng Arcadia, mà đỉnh núi Cyllene được tôn vinh như là nơi sinh của vị thần này. Ở đó vị thần này được thờ như là một vị thần sinh sản, do đó tượng đúc của ông có dương vật cương thẳng [1]. Là vị thần cận vệ của Thần Dớt nên Hermes có đôi săn-đan có cánh, đội mũ có cánh, tay cầm hiệu lệnh (gậy thần của sứ giả) mà có thuyết cho nguyên uỷ là một cây gậy hay một nhành ô-liu có rễ ở hai đầu dưới được kết lại thành vòng hoa hay thành một dải băng [1]. Về sau thì vòng hoa này mới được diễn dịch là đôi rắn quấn nhau, đối xứng và đối mặt với nhau; và một đôi cánh, biểu thị cho sự di chuyển tốc độ của Hermes, được gắn vào đầu gậy phía trên hai con rắn. Hermes còn được coi là vị thần của giấc mơ, thần thương mại, thần bảo vệ thương gia và bảo vệ gia súc. Lại cũng là thần của điền kinh, nên Hermes cũng bảo vệ cả sân vận động, phòng tập thể lực thể hình, và được coi là biểu tượng của may mắn và thịnh vượng. Tuy nhiên, Hermes cũng lại là một kẻ thù nguy hiểm, một kẻ lừa đảo và ăn trộm [2]. Truyền thuyết là nhân vào ngày sinh nhật, ông ta ăn cắp gia súc của anh mình, là con trai của thần Apollo. Ông đã che đậy dấu vết bằng cách kéo đuôi gia súc đi ngược. Khi bị Apollo tra hỏi thì Hermes từ chối không nhận mình đã ăn trộm.
Vị thần Mercury (hay Mercurius) La mã có tính cách tương đồng với vị thần Hermes của Hy lạp. Thần Mercurius ở La mã được tôn thờ là vị thần của thương mãi và các thương gia. Thần Mercurius cũng có săn-đan có cánh, đội mũ có cánh, và tay cầm gậy lệnh.
Tuy nhiên, theo một số khoa học gia thì dấu vết của phù hiệu được tìm thấy xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới là vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên [3], là hình một cây gậy có hai con rắn bện quanh, trên đầu gậy có một đôi cánh. Theo thuyết này thì kể rằng Hermes đã dùng cây gậy thần của mình để ném vào giữa hai con rắn đang "một mất một còn" với nhau, sau đó chúng thôi cắn nhau và quấn vào nhau quanh cây gậy thần đó.

Biểu tượng của Hermes đi vào ngành Y:

Thời cổ, trước khi xuất hiện Y học hiện đại, các thầy lang trị chứng nhiễm giun sán (ký sinh trùng) bằng một cái que và một con dao [4]. Rạch một vết nhỏ trên da người bệnh, ở phía đầu con sán, và con giun (sán) đó sẽ bò ra ngoài chỗ vết cắt và bò quanh cái que cho đến khi ra hết. Cho nên có người cũng cho rằng xuất phát từ phương thức trị bệnh này, là ý tưởng cho Yø hiệu nguyên thuỷ, là một cây gậy có hai con giun quấn quanh.
Tuy nhiên cho đến thế kỷ thứ XVI thì người ta thấy phù hiệu của Hermes này xuất hiện trên áo của quân chủng. Nói chung chỉ phổ biến trong giới thầy thuốc, thế rồi sau đó cũng xuất hiện trên cả mũ của giới luật sư, thương gia và các ngành khác nữa.
Vào năm 1844, một nhà xuất bản Y học hàng đầu của Anh quốc đã sử dụng phù hiệu này như là một biểu tượng của mình, có lẽ Mercury là thiên sứ, và nội dung sách xuất bản là thông điệp. Và trong phù hiệu này, một con rắn biểu tượng cho Y học, và một con biểu tượng văn chương. Có tài liệu còn cho rằng nhà xuất bản Johannes Froben đã sử dụng phù hiệu Hermes này từ thế kỷ XVI [5]. Sự nhầm lẫn đến thú vị là có một lần, một vị thầy thuốc bước vào một ngân hàng ở Anh mà cứ tưởng mình đang vào khu Y xá, vì trước cửa cũng gắn phù hiệu như trên. Chỉ vì điều rằng Hermes còn là biểu tượng cho tính trật tự [6] hay sự thành đạt [7] trong thương mại.
Các tác giả khác cũng cho thấy có nhiều vết tích xác nhận phù hiệu trên có liên hệ với ngành Y khoa, song không rõ ràng lắm. Vào thế kỷ 18 thì quân đội Mỹ sử dụng biểu tượng là một vòng nguyệt quế có hai chữ M.S. [8]. Cho đến năm 1902, Bộ Quân Y Mỹ chính thức sử dụng phù hiệu này là biểu tượng của ngành. Một số người cho rằng Quân Y sử dụng phù hiệu này chỉ vì nó đại diện cho sự ngừng chiến. Người La mã gọi người mang thông điệp hoà bình (hay hiệu lệnh đầu hàng) đến với phe đối phương gọi là người cầm hiệu. Thời cổ, một sứ giả đem thương ước ngừng bắn thì cầm theo trên tay chiếc karykeion (tiếng Hy lạp có nghĩa là gậy lệnh của sứ giả), để biểu thị anh ta trong tình trạng phi vũ khí. Cùng với Quân Y Mỹ thì Hải quân vùng Kharkov (Ukraine), Tampere (Phần Lan), và Puerto Ruci cũng sử dụng phù hiệu Hermes [8]. Hiệp hội Thú y Mỹ cũng sử dụng phù hiệu Hermes, tuy nhiên cho đến năm 1972 thì đổi sang một con rắn [9] vì họ cho là có sự nhầm lẫn.
Hiệp hội Y khoa Ý (Federazione Nazionale degli Ordini dei Medici) trước đó cũng sử dụng phù hiệu Hermes làm biểu tượng, nhưng đến 1996 thì quyết định đổi lại theo phù hiệu một con rắn. Điều mà họ áy náy và muốn đổi cũng chỉ vì Thần Hermes ngoài đại diện cho những điều cao quí nên trên thì còn lại là một tên ăn trộm! Một sự trùng hợp ngẫu nhiên thú vị là việc quyết định đổi phù hiệu này của Hiệp hội Y khoa Ý chỉ xảy ra vài tuần sau một vụ xì-căn-đan trong giới y khoa Ý, bác sĩ Giuseppe Poggi Longostrevi đã làm một "vụ trộm" động trời, là đã thụt két ngân quỹ y tế quốc gia thông qua man khai để thu tiền qua hệ thống bảo hiểm y tế của thân chủ, tổng số tiền lên đến trên 6 triệu lia Ý một năm [10].

Phù hiệu Asklepios (Asclepius, Aesculapius) [11]

Về cách viết Asklepios (as-klí-pi-ơz) hay Asclepius, hay Aesculapius thì từ đầu là viết theo phiên âm Hy lạp, các từ sau là theo phiên âm La mã [12] nên đều tương đương nhau trong cách sử dụng.
Thần thoại về Asklepios:
Truyền thuyết về Hình tượng Asklepios được chú trọng ở hai nền Y học Hy lạp và La mã từ khoảng 1500 đến 500 năm trước Công nguyên. Như là một thầy thuốc anh hùng, Asklepios đã phác hoạ về một mẫu người thầy thuốc lý tưởng và những khó khăn mà một người lương y có thể phải đối mặt. Asklepios đã được đông đảo thừa nhận như là một vị Thần Y và đã phục vụ các đối tượng đến xin cứu giúp, đặc biệt người nghèo khổ và không có sự phân biệt.Về thần thoại Asklepios có nhiều tư liệu khác nhau đề cập đến.Thần thoại về Asklepios của Homer:Theo các di tích bản khắc của người Mycenaean thì đã cho rằng Asklepois được thờ phụng từ 1500 năm trước Công nguyên. Tuy nhiên thì Homer lại mới là người đầu tiên nhắc đến thần thoại Asklepios (vào khoảng 900 năm trước Công nguyên). Homer đã không coi Asklepios là một vị thần. Theo một nhà bình luận La mã- Theodoretus (khoảng 393-457 trước Công nguyên), Homer chỉ coi Asklepios là một "người thầy thuốc có lương tâm". Và chỉ có hai người con trai của Asklepios là Machaon và Podalirus xuất hiện trong thần thoại Illiad và Odyssey, trong đó họ được mô tả như là những tay nghề bậc thầy trong nghệ thuật chữa bệnh giỏi như thân phụ của họ. Họ là thầy thuốc phục vụ các chiến binh Argive trong cuộc chiến chống người Trojan. Mặc dù Machaon và Podalirus được thể hiện như những anh hùng, nhưng không như những anh hùng khác trong anh hùng ca của Homer, vì trong đó họ không được nhìn nhận là có khả năng tinh thông trong chiến tranh hoặc khả năng lãnh đạo mà chỉ được coi là có tay nghề thầy thuốc.
Tất cả những vị anh hùng Hy lạp khác ở thời kỳ này đều là những tù trưởng/lãnh tụ hay những những nhà quí tộc, vậy tại sao Homer đã vinh danh Asklepios và các con trai của ông như những vị anh hùng? Thời đại Homer, các thầy thuốc được coi như những người lành nghề không thuộc lớp quí tộc, được xếp vào loại người lao động lưu động. Trong Anh hùng ca Hormer, Asklepios không được nhìn nhận là con trai của thần Apollo. Các tác giả thuộc giòng họ Edelstein vạch rõ là Asklepios chưa bao giờ được tôn kính là một vị anh hùng Hy lạp truyền thống cả. Qua các y văn Hy lạp thì công lao của ông không có gì là kỳ tích ngoài khả năng chữa bịnh. Ngược lại các vị anh hùng Hy lạp truyền thống là những người đã từng hiến dâng cả cuộc sống trong chinh chiến, còn Asklepios là làm việc để mưu sinh. Cho nên với truyền thuyết Hy lạp thì ông được coi là một mẫu người anh hùng lạc loài, chẳng giống ai.

Thần thoại của Hesiod:

Có lẽ bản viết cổ nhất có đề cập đến thần thoại về Asklepios là của Hesiod vào khoảng 700 năm trước Công nguyên. Chỉ còn những mẩu nhỏ của tác phẩm sót lại, chúng được nhà nghiên cứu thần thoại Apollodorus phục hồi vào khoảng năm 50 sau Công nguyên. Bản phục hồi này của Apollodorus được cho là tài liệu tương đối chính xác nhất phản ánh lai lịch của Asklepios từ lúc sinh trưởng đến khi tạ thế trong biên niên sử của Hy lạp cổ đại.
Theo thần thoại Hesiod, Asklepios là con của Coronis - con gái của Phlegyas ở Thessaly, là kết quả của cuộc tình dan díu với thần Apollo. Thế nhưng cha của Coronis lại ép gả nàng cho Ischys. Sau đó Apollo đã giết nàng Coronis bằng hoả thiêu, lúc đó mới nhận biết nàng Coronis có thai. Apollo đã đem thai nhi Asklepios ra khỏi giàn hoảù trao cho Chiron, một quái vật nhân mã (Centaur) nuôi, ở đó Asklepios đã được truyền lại nghệ thuật chữa bệnh và săn bắn.Như vậy đã rõ, Asklepios là con trai của thần, cũng như Achilles và Hercules, ông mang trong người dòng máu thần của cha, Apollo là vị thần vừa chữa bệnh vừa gieo rắc dịch hạch. Nàng Coronis, mẹ của Asklepios bị người tình của mình là Apollo giết chết vì ghen tuông. Asklepios được hạ sinh bằng mổ lấy thai khi mẹ bị chết trên giàn hoảù, cho nên mổ lấy thai còn có tên gọi là "sinh kiểu Asklepios", và vì thế cuộc đời của ông đã biểu tượng cho một khả năng của thầy thuốc cứu sinh mạng từ tay tử thần. Asklepios đã tinh luyện nghệ thuật chữa bệnh lên trình độ cứu được cả người chết. Sau đó Thần Dớt đã giết Asklepios vì ông đã đem lại sự sống cho những người đã chết. Thần thoại Homer lý giải sự trừng phạt này là để bảo vệ quyền lực của thần đối với con người. Sự trừng phạt của Dớt đối với Asklepios vì đem lại sự sống cũng giống như sự trừng phạt đối với Prometheus đã đem lửa đến cho con người. Đây chính là điều mà làm cho Asklepios trở nên anh hùng, theo Hesiod vì ông đã đứng về phía con người, ngay cả nguy hại đến tính mạng mình. Hơn thế nữa ở đâây điều vĩ đại là ông là người đầu tiên dám chống lại ý Thần Dớt là cứu vớt những người cùng khổ- mà không một ai dám làm điều đó. Chính tư tưởng này của ông đã trở thành một nghĩa vụ bắt buộc cho một người trở thành thầy thuốc sau này là phải chữa trị công bằng cho tất cả mọi người không kể địa vị, tầng lớp xã hội kể cả bị áp lực, thậm chí có nguy cơ nguy hại đến tính mạng của mình.

Thần thoại Pindar:

Ngược lại với các câu chuyện của Hesiod và Apollodorus, thì một phiên bản có tính hiện đại hơn có liên quan đến trường ca Pindar (khoảng năm 520-442 trước Công nguyên).Trong thần thoại Pindar đã đề cập đến Asklepios như một người thầy thuốc tài ba, đức độ, có thể chữa được nhiều chứng bệnh nan y, mà không nề hà hay đòi hỏi công cán.
Huyền thoại Pindar được coi là tài liệu được biết đến nhiều nhất và được trích dẫn nhiều nhất về khía cạnh đức độ của một thầy thuốc là cần phải tránh đặt giá điều trị cho bệnh nhân của mình. Trong thần thoại Pindar có một số chi tiết thay đổi, như Apollo giết chết tình nhân của mình- nàng Coronis, mẹ của Asklepios không phải vì ghen tuông mà là vì nàng đã chịu kết ước cưới gã Ischys là người trần mà cha mẹ nàng không đồng ý. Hay Asklepios đã đi quá phạm vi luật lệ của các vị thần không phải vì lòng thương cảm mà vì hám lợi. Pindar thuyết trình lại huyền thoại bằng ánh sáng hiểu biết mới về các vị thần Olympia, mà trong đó Apollo được đặt vào vị trí trung tâm thứ bậc của các vị thần, được coi như là người đem lại công lý. Là người nắm cán cân luật pháp và tôn ti trật tự mà Apollo không có tính ghen hay hời hợt như trong thần thoại Homer nêu lên.

Asklepios là một vị Thần Y:

Cuộc cách mạng của các vụ xung đột giữa các thần thoại cổ, xung quanh Asklepios và sự hiểu biết mới về các vị thần được thừa nhận, đã làm cho tiến trình thần thánh hoá Asklepios diễn ra vào khoảng từ 500 năm trước đến 100 năm sau Công nguyên. Tài liệu cổ nhất vạch rõ Asklepios là một vị thần là trong thần thoại Hellen của Hy lạp tìm thấy trong bản khắc đá ở Athen vào khoảng năm 420 trước Công nguyên.
Hầu hết các tài liệu của La mã đều đồng ý với nhau về kết cấu câu chuyện và công bố là Asklepios sau khi bị giết đã được hồi sinh và trở thành bất tử ở trần gian, từng hiện diện trong ngôi đền Asklepion hay Asklepeions. Các tư liệu về thuật chữa trị của La mã rất nhất quán mà cho rằng chính là thần Asklepios xuống trần hoá thân thành Askles, một vị chúa của Epidauros. Mặc dù các tác giả tranh luận về nguồn gốc tên gọi Asklepios, thế nhưng một số đề xuất rằng tên thần là chính từ hậu tố "epios" (tiếng Hy lạp có nghĩa là nhẹ nhàng, tốt bụng, bình tĩnh). Vì vậy tên của Asklepios gắn liền với đặc tính nhân ái của ông đối với mọi người bệnh. Các tác giả đã đồng ý với nhau rằng tính hoà nhãø và tốt bụng là những đóng góp thiết yếu của Asklepios vào một nhân cách lý tưởng của một người thầy thuốc. Trong các y văn sau này của Hy lạp và các y văn trước của La mã, Asklepios được xuất hiện nhiều hơn, đại diện một nhân cách hoá khái quát về một mẫu người thầy thuốc lý tưởng. Vợ ông nhân cách hoá "epios"; hai người con trai ông, Machaon tiêu biểu cho phẫu thuật và Podalirus tiêu biểu cho nội khoa; Hygiea, con gái của ông cho rằng Asklepios có hai vai trò đem đến sức khoẻ và bảo tồn sức khoẻ.

Về ngôi đền chữa bệnh của Asklepios:

Các học giả tán đồng rằng việc thờ phụng Asklepios xuất phát từ các tỉnh nông thôn của Hy lạp trong công chúng bình dân. Theo Edelstein thì cho rằng uy thế của Asklepios tăng cao trong tầng lớp nghèo khổ và cặn bã của xã hội, những người đã nhìn nhận Asklepios như một vị thần vì sự đặc biệt lưu tâm đến phúc lợi của họ. Chỉ trong các vị thần La mã - Hy lạp không thôi, thì Asklepios được coi như là một "người chu đáo", dành tình thương cho mọi người không kể địa vị của họ là ai. Là một vị Thần Y, tiêu chí chủ đạo của ông là nhằm vào cá nhân người bệnh, ông là một con người dễ tiếp cận. Ông đã có những tìm tòi, phát hiện ra các tôn chỉ chữa bệnh mà chưa có các vị thần nào trước đó thực hành. Chính lối làm việc này của ông đã làm nền tảng để thiết lập qui định về bổn phận phục vụ cho mọi tầng lớp không phân biệt cho thế hệ thầy thuốc về sau này.
Việc tôn thờ Asklepios sau đó lan rộng ra khắp nước Hy lạp, đến châu Á, ngay cả Carthage và Ai cập, đến cả một phần thần dân trung thành với Alexandre Đại đế. Hơn thế nữa, Asklepios là người ngoại quốc đầu tiên được thừa nhận ở La mã. Để đối phó với một vụ dịch ở thành La mã, người La mã đã cầu khẩn thần Apollo, và được huấn chỉ là rước thần Asklepios từ Epidauros về La mã. Người ta tìm thấy vết tích đền này vào khoảng năm 291 trước Công nguyên. Từ La mã, việc thờ phụng Asklepios tiếp tục nới rộng vượt khỏi đế chế La mã đến tận thế giới Tây âu.

Asklepios là một vị nhân - thần:

Asklepios hoàn toàn khác với các vị thần Olympia khác, ông được coi là đặc trưng của "daimon" (tiếng Hy lạp là"linh hồn") đến trong giấc mơ của những người cầu xin hơn là một "theos" (tiếng Hy lạp là "thần"). Ông rõ ràng được hiểu là một vị nhân-thần (vừa là thần vừa là người), ở điểm là vị thần xuống trần thế. Ông đã chết cái chết của một nhân sinh trước khi lên thiên đàng, mà ở đó ông còn có thể viếng thăm nhân loại đáp ứng lời cầu xin của mọi người. Vào thời đại La mã đã có một cuộc chiến tranh tinh thần giữa những người theo Giê-su và phe tôn thờ Asklepios về cái chết nhân sinh trước khi lên thiên đàng, vì phe theo đạo Ca-tô cho rằng chỉ có Giê-su của họ mới có "đặc quyền" đó! Điều này để nói lên Asklepios đã là một hiện tượng và có ảnh hưởng sâu rộng trong dân chúng thời đó, họ tôn thờ ông cũng như những người theo đạo Ca-tô tôn thờ Giê-su.

Thế hệ thầy thuốc hậu duệ của Asklepios:

Mặc dù các thầy thuốc của Hy lạp cổ đại có vị trí thấp trong xã hội, như những người hành nghề lưu động. Tuy vậy họ vẫn có uy tín thông qua uy quyền của Asklepios. Hầu hết các nhà bình luận hiện đại đều tán đồng điểm "Asklepios trước khi trở thành vị thần Y, thì ông đã từng là một vị thánh giám sát những người thầy thuốc..". Vào khoảng nửa sau của thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, các thầy thuốc (tiếng Hy lạp là "iatros") được vinh danh là Asklepias (tiếng Hy lạp có nghĩa là hậu duệ hay con của Asklepios). Một số tác giả lại cho rằng cụm từ "các con của Asklepios" đó ban đầu là để chỉ một gia đình thầy thuốc của ông, và sau đó được người ngoài sử dụng rộng rãi. Dù thế nào đi nữa, thì ở thế kỷ thứ V sau Công nguyên, thì chức danh "hậu duệ của Asklepios" đã được sử dụng rộng rãi nhất để chỉ các thầy thuốc. Chính Hippocrate (vị tổ của ngành Y học hiện đại) cũng coi mình là "hậu duệ của Asklepios", đã đưa cả ý tưởng của Asklepios vào ngay vào dòng đầu tiên của lời thề Hippocrate; và Aristotle đã coi Hippocrate như là vị lãnh đạo các "hậu duệ của Asklepios". Galen, một thầy thuốc uy tín nhất thời Trung cổ đã nhận mình là đồ đệ của Asklepios sau khi ông đã được chữa khỏi bệnh tại một ngôi đền Asklepios.
Một khi Asklepios đã được công nhận như là vị Thần Y, và thế hệ thầy thuốc về sau tự nhận mình là những người kế nghiệp Asklepios thì rõ ràng phải có bổn phận tuân theo tôn chỉ của ông. Truyền thống của ông là công bằng chữa trị công bằng cho tất cả mọi người. Những sự đóùng góp của người giàu có là dùng để san sớùt chữa trị cho kẻ nghèo khó. Các nô lệ sống dưới chế độ hà khắc thời La mã và Hy lạp cổ đại, vậy mà họ vẫn được nhận vào các đền của Asklepios để điều trị. Ai có ý đồ giết họ ở đó sẽ bị quy tội giết người.

Biểu tượng của Asklepios với ngành Y:

Như đã mô tả trên, nếu không kể Hippocrate là vị tổ của ngành y học phương tây hiện đại "bằng xương bằng thịt", thì chính Asklepios mới đi vào huyền thoại của ngành Y khoa. Trên các bức khắc đá, vết tích còn lại thấy ông trên tay cầm một cây gậy thô ráp đầu có núm, và có một con rắn quấn quanh; dưới chân ông có một con chó nhỏ nằm bên cạnh. Về truyền thuyết một con rắn quấn quanh cây gậy này cũng có đến 3 khảo dị.
Thứ nhất, theo thần thoại Hy lạp [13], Thần Asklepios quan sát thấy một con rắn đã ngậm một cái lá thần bỏ vào miệng một con rắn đã chết, và con rắn đó được cứu sống. Thứ hai, theo thần thoại La mã (khoảng năm 295 trước Công nguyên), thần Asklepios đã dùng con mãng xà để tiêu diệt một đợt dịch hạch nghiêm trọng. Khai thác trong các chữ tượng hình cổ đại, người ta đọc được những dòng chữ được cho là của Asklepios :" Không còn phải sợ hãi nữa! Ta sẽ đến và sẽ để lại hình ảnh của ta. Các ngươi phải ghi nhận lại hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy này của ta vào trong trí nhớ các người. Ta sẽ dùng con rắn này để cải hoá". Sau khi ông chiến thắng được bệnh dịch hạch ở đây, thì các đền thờ được lập nên trong suốt thời đế chế La mã để vinh danh Asklepios, và từ đó mà cây gậy Asklepios được gắn liền với ngành y [7]. Giả thuyết thứ ba cho là xuất phát từ một thuật chữa trị chứng nhiễm sán guinea (Dracunculus medinensis), bằng cách dùng một cái que như mô tả ở trên [4], nhưng ở đây là một con sán chứ không phải hai con! Còn ái nữ của ông, nàng Hygiea Thần Sức khoẻ (God of Health) thì cầm trên tay một con rắn và một cái chén [14].
Vết tích của Asklepios đầu tiên được tìm thấy có liên quan đến Y khoa có lẽ là trong một cuốn giáo khoa Y khoa của một thầy thuốc nổi tiếng người Ả rập, Avicenna vào năm 1544, có in hình Asklepios ở trang bìa Rồi từ đó phù hiệu Asklepios được sử dụng là biểu tượng của ngành Y ở nhiều nơi, từ Âu (Hiệp hội Y khoa Hoàng gia Anh) đến Á, sang Canada [15] và một số hiệp hội Y khoa Mỹ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng sử dụng phù hiệu của Asklepios đưa vào trong cờ hiệu chung, cũng như sử dụng biểu tượng con rắn và cái ly (cải dạng từ con rắn và cái chén mà Thần sức khoẻ Hygiea, con của Asklepios cầm trên tay) làm biểu tượng của ngành Dược [14].

Câu chuyện tranh cãi về phù hiệu hai con rắn và một con rắn:

Qua sơ lược về các câu chuyện thần thoại Hy Lạp- La mã nói trên, có thể cho ta hình dung khái quát được bối cảnh lịch sử của việc xuất hiện các biểu tượng ngành Y hiện nay.
Chung quy hầu hết các nhà cổ học, các tác giả đều nhất trí với nhau về hai thần thoại Hermes và thần thoại Asklepios. Trong đó Hermes là thiên sứ của các vị Thần đại diện cho cả sự sinh sản, cho cả ngành tài chính, hàng hải, thể thao, và còn là vị thần biểu tượng của sự ăn cắp. Phù hiệu của ông là hai con rắn quấn quanh một cây gậy trơn trên đầu có gắn đôi cánh, gọi là Caduceus (ca-đu-xi-ơz). Ngược lại chỉ có Asklepios là vị thần duy nhấtï được coi là Thần Y và cả một gia đình ông đều thừa kế thuật chữa trị. Ông không những nổi tiếng về tài chữa bệnh mà còn về đạo đức. Trải qua thời kỳ Đế chế La mã, Alexandre Đại đế, thời Trung cổ cả một khu vực rộng lớn đều tôn thờ ông là vị Thần về Y khoa. Gậy lệnh của ông là một cây gậy thô, có núm trên đầu có một con rắn quấn quanh đó, gọi là Karykeion (ka-ri-ki-on) hay gậy của Asklepios. Trường phái chọn Caduceus của Hermes vin vào các đặc tính như : biểu tượng ngừng chiến, hay hàng hải mà áp dụng vào Quân Y hay Hải quân. Trường phái ủng hộ Karykeion của Asklepios thì quy kết tội những người chọn caduceus của Hermes đã nhầm lẫn trong việc lựa chọn phù hiệu, lần đầu tiên xảy ra là do in sách đã chọn nhầm rồi thành thông lệ. Tuy nhiên khảo sát lại các thần thoại Hy Lạp- La mã trên đây ta thấy thần thoại Asklepios và Karykeion gắn liền với ngành Y là có cơ sở và đứng vững hơn cả, mà ngày nay đông đảo các học giả Cổ học cũng như Y khoa chấp nhận. Nếu xét về tính lịch sử, hay để tưởng nhớ cũng như nhắc nhở thế hệ thầy thuốc về sau đến công đức cũng như đạo đức của vị thần tổ Y khoa này thì Karykeion của Asklepios được sử dụng là rất hợp lý. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà nhất thiết những tổ chức Y khoa nào đã dùng Caduceus của Hermes phải đổi lại, vì vấn đề ý nghĩa đã có thể phôi phai theo thời gian. Biểu tượng đã trở thành quen thuộc, coi như một sự nhận dạng nhiều hơn là ý nghĩa. Còn nói như việc Hiệp Hội Y khoa Ý vừa có quyết định đổi từ Caduceus của Hermes hai con rắn sang Karykeion của Asklepios chỉ vài tuần sau một vụ xì-căn-đan (thụt két ngân quỹ y tế) của một vị thầy thuốc Ý nêu trên, hàm ý là vì Thần Hermes là vị thần ăn cắp, nên muốn làm trong sạch thì đó là sự qui kết cực đoan quá đáng.
Điểm nói thêm ở đây là vấn đề trên gậy là hai/một con rắn hay là con giun/sán như có tác giả đề xuất [4, 13, 16]. Theo chúng tôi thì thuyết cho rằng đó là con giun vì nó ám chỉ một thuật chữa bệnh thời cổ có lẽ thiếu tính thuyết phục. Tại sao không chọn một phép chữa trị nào khác mà phải là phép dùng que chữa bệnh giun sán để làm biểu tượng ngành Y? Trong khi đó cả thần thoại Hermes và Asklepios đều nói đến rắn. Thứ hai, rắn là một loài vật cổ xưa nhất được nhắc đến rất nhiều và gắn liền với con người. Về truyền thuyết rắn là một loài vật được nhiều nền văn hoá, tôn giáo và truyền thuyết nhắc đến, thậm chí được sùng kính. Một số bộ tộc Phi châu, bộ tộc Ấn độ cổ đại, đạo Hin-đu (từ khoảng thế kỷ 6 đến 4 trước Công nguyên) còn thờ cúng rắn trong các buổi lễ nghi thức. Thế tại sao rắn được sùng kính như vậy. Người ta cho rằng, rắn nó nằm trong một lớp vỏ bọc, và theo niềm tin của các bộ tộc này, họ cho rằng rắn có khả năng thay vỏ để trẻ hoá và kéo dài tuổi thọ. Và họ tin rằng rắn sống trường sinh bất lão. Cổ tích Việt nam cũng nhắc đến sự trường sinh của rắn qua câu chuyện "rắn già rắn lột…". Một phần khác là nọc độc chết người của rắn làm cho con người phải khiếp sợ. Ở Ai cập cổ đại các mẫu rắn được dùng trong các kiểu viết chữ tượng hình. Ở Trung quốc và cả Việt nam rắn là một loại thuốc trị được nhiều chứng bệnh. Ở Nhật cũng tìm thấy vết tích rắn vẽ trong các ngôi mộ cổ v..v.. Nói chung sự liên quan giữa rắn với ngành Y là gần gũi hơn cả.
Tóm lại các câu chuyện về Asklepios gần như đã bị lãng quên, thế nhưng nó đã một thời có ảnh hưởng lớn đến quan điểm của xã hội La mã Hy lạp cổ đại đối với các thầy thuốc hơn cả các tác phẩm của Hippocrate. Thần thoại về Asklepios có tính thuyết phục hơn các y văn của Hippocrate bàn về sự công bằng trong chữa trị và chăm sóc cho các bệnh nhân, bất kể địa vị, giàu nghèo, rất phù hợp cho Y đức của y học hiện đại. Thần thoại Asklepios đã cho thấy xã hội La mã Hy lạp cổ đại đó đã kỳ vọng ở một người thầy thuốc chăm sóc cho các bệnh nhân ở mọi tầng lớp, không màng danh lợi, không quản ngại đến tính mạng cá nhân của thầy thuốc. Như những người La mã và Hy lạp cổ đại, các bệnh nhân của chúng ta ngày nay cũng kỳ vọng được đón nhận sự chăm sóc như Asklepios thời đó. Có lẽ hiểu rõ hơn về Asklepios mà chúng ta có thể cùng nhau bảo tồn tinh thần Asklepios trong thực hành Y khoa để có thể đáp lại lòng mong mỏi của cả bệnh nhân và cả kỳ vọng sâu xa nhất của chính chúng ta - Y học là sự cống hiến chứ không phải là việc buôn bán.


Truyền thuyết con rắn trong biểu tượng ngành y dược học

Truyền thuyết con rắn

Theo truyền thuyết cổ Hy Lạp, con trai của thần Appolon (Thần Thái Dương) và Coronis, con gái của Phlégyas, vua xứ Thèbes là Esculape được xem là ông tổ của ngành y dược. Esculape không những có khả năng chữa bệnh mà còn có cả biệt tài làm cho người chết sống lại.
Thần Esculape (tiếng Latin) còn có tên gọi khác là Asclépios (tiếng Hy Lạp) có lẽ sinh ra ở Thessalie thuộc miền Bắc Hy Lạp vào khoảng năm 1260 trước Công Nguyên. Truyền thuyết cho rằng bà mẹ ông qua đời khi đang còn mang thai ông và cha ông đã phải mổ lấy ông ra khỏi bụng mẹ. Vì mẹ mất nên ông bị đem bỏ lên núi gần thành phố Epidaure, nhờ được dê cho bú và chó canh chừng nên ông đã sống sót. Sau đó ít lâu, Esculape được cha mang đến cho Chiron, vị thần Nhân Mã (đầu người, hình ngựa) nuôi dạy. Do bản tính ưa quan sát và lớn lên trong khung cảnh thiên nhiên nên Esculape sớm nhận ra các loại cây cỏ có dược tính chữa bệnh hoặc có thể cải tử hoàn sinh. Cũng theo truyền thuyết, một ngày nọ, Esculape trên đường đi thăm bạn gặp một con rắn, ông đã đưa cây gậy ra và con rắn liền bám lấy rồi bò lên quấn quanh cây gậy. Esculape thấy vậy nên cầm cây gậy đập xuống đất để giết chết con rắn nhưng sau đó ông lại thấy một con rắn khác bò tới, miệng ngậm một loại thảo dược bò đến cứu và làm cho con rắn đã bị chết sống lại. Từ đó ông để tâm tìm kiếm các loại cây cỏ trong núi để chữa bệnh cho con người. Bởi vì vậy, Thượng đế Jupiter (Zeus) sợ Esculape quá tinh thông y học sẽ giúp cho loài người trở thành bất tử nên sai anh em nhà Cyclopes tạo mũi tên sấm sét để trừng phạt. Nhờ thần Apollon kêu xin, Jupiter tha tội và cho tham dự vào hàng tinh tú trong chòm sao Nhân Mã (Sagittaire), từ đó Esculape được xem như thần bổn mệnh của các thầy thuốc.
Gia đình của thần Esculape

Esculape lấy vợ là Lampetie, có hai người con gái là Hygia và Panacée, ba người con trai là Thelesphore, Machaon và Podalire. Tất cả 5 người con của ông bà đều có danh tiếng không kém người cha. Cũng theo truyền thuyết, Hygie đã nuôi rắn thần để chữa bệnh và về sau trở thành Nữ thần biểu tượng cho việc giữ gìn sức khỏe con người, do đó môn Vệ sinh học được đặt tên là Hygène. Cô con gái thứ hai Panacée là vị Nữ thần có khả năng chữa mọi bệnh tật, do đó thuốc chữa bệnh được gọi là Panacée. Hai người con trai đều có tham gia chiến trận thành Troie và đã được Homère ca ngợi trong tập trường ca Iliad. Machaon có tài chữa mọi vết thương cho các chiến binh, còn Podalire là một thầy thuốc ngoại khoa tài năng. Người con trai của Podalire là Hipocoon, tổ tiên của Hippocrate, sau này được tôn vinh là bậc y tổ của thế giới.
Trong nhiều thế kỷ, có thể vào thời kỳ Pindare, đầu thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên; Esculape mới được tôn thờ như một vị thần linh của y học Hy Lạp. Cũng có lẽ từ thời điểm này, những đền thờ đầu tiên được xây dựng để ghi ơn ông, đồng thời còn được dùng làm nơi khám chữa bệnh. Chữ Esculape về sau đã trở thành danh từ chung để chỉ những người hành nghề y dược.
Để tưởng nhớ Esculape, hậu thế đã dựng bức tượng của ông, tay cầm chiếc gậy làm bằng cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh. Con rắn này có tên là Elaphe longissima, một loài rắn lành có màu sắc đẹp, sống phổ biến ở châu Âu. Cũng theo truyền thuyết, loài rắn đã được đưa đến La Mã để cứu nguy cho người dân bị nạn dịch hạch đang hoành hành khủng khiếp lúc bấy giờ. Có người còn cho rằng, những con rắn của thần Esculape đã chữa bệnh cho người bằng cách liếm các vết thương của người bệnh trong lúc họ đang ngủ.

Biểu tượng con rắn của ngành y dược học

Dựa vào truyền thuyết trên, ngành y học đã dùng biểu tượng con rắn thành quấn quanh cây gậy phép của Esculape. Con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ. Trong biểu tượng của ngành dược học cũng sử dụng con rắn này nhưng nó quấn quanh một cái ly có chân cao. Chiếc ly tượng trưng cho chén thuốc của Nữ thần sức khỏe Hygia, bên trong có chứa đựng chất dịch được chiếc xuất từ các loại cây cỏ. Con rắn tượng trưng cho sức khỏe và sự trẻ trung. Biểu tượng của ngành dược học nhanh chóng đã được quốc tế công nhận giống như biểu tượng con rắn và cây gậy của ngành y học
ThS. Nguyễn Thị Minh Thu

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Chia tay - Chu Minh Vũ


Có mùa phượng vĩ không tên thành hò hẹn
Đỏ cái nhìn vương vấn lúc chia tay
Cô bạn gái ngại ngùng không dám khóc
Nghèn nghẹn lời trong đôi mắt đắng cay .

Có một tiếng ve suốt một thời không ai hay
Chỉ đến lúc đứng cạnh nhau mới thấy buồn đến thế
Mười hai năm ve kêu như thành lệ
Bước đi không đành , nghoảnh lại buồn hơn.

Thao thức bao ngày qua tiếng trống trường
Lúc chia tay thèm được giật mình rồi chạy
Giơ truy baì , phút ra chơi cả những lần đi học muộn
Bây giờ cũng thành kí ức chìm sâu.

Xưa cứ trách bằng lăng tím đâu dâu
Giờ mới thấy hoa có màu nỗi nhớ
Tím miên man ,tím chùng thời gian đang căng nghẹn thở
Của mùa thi mỗi lúc một gần...

Có người bạn đến phút cuối mới thành thân
Có mái tóc giờ chia tay mới biết mình rất nhớ
Trong lưu bút có bài thơ chép rồi mà vẫn sợ
Ngại ngùng đưa _hồi hộp đợi... chợt thở phào.

Chia tay nhé , mùa hạ mà bọn mình đều bỗng lớn
Chẳng nói nhiều mà hiểu biết bao nhiêu
Còn gặp lại nhưng mùa hè không ở lại
Thế mới thành kỉ niệm thân yêu !!! ...

Cảm xúc tháng 9 !

Tháng 9 không dài không ngắn... tháng 9 tinh khôi dịu ngọt đến vô bờ.

Tháng 9 đến ngỡ ngàng vì có người cứ nuối tiếc hoài tháng 8

Tháng 9 dịu dàng... len lỏi đến như đổi mùa...

Tháng 9 mùa hè ư? Không tháng 9 mùa thu... chuyển se vì áp thấp. Chậm nhưng ngân vang...

Tháng 9 sau lưng ai... lưng rộng mà... đi khắp phố phường mà sao thấy không hề cảm xúc.

Tháng 9 ngoái lại níu lại tháng 8 đằng sau lưng với giọt nước mắt giữa đêm.

Tháng 9 đây nhưng không lạnh te vì cái cảm xúc vì vừa rời tay ai nữa. Cảm xúc giờ đã cứng hơn, vững hơn, lớn hơn...

Cảm xúc tháng 9 còn ngân vang ở đâu đây... vừa gần vừa xa nhưng không muốn quên không muốn xa...

VIẾT CHO NGƯỜI GIẤU TÊN



Buồn buồn lấy điện thoại ra nghịch, giở vào mục Danh bạ. Lướt qua một lượt mà chẳng biết nhắn tin cho ai vào lúc này vì sợ rằng mọi người đều đang bận với công việc của mình. Chẳng hiểu vì sao mình chợt dừng lại trước số điện thoại 097xxxxx58. Ừ hình như đã lâu lắm rồi mình và bạn không liên lạc với nhau (dù cả 2 đứa đều có số điện thoại).
Tự nhiên những kỷ niệm về thời cấp III hồn nhiên, nghịch ngợm lại ùa về trong tâm trí mình. Hồi đó bọn mình học chung lớp, cái lớp 12I với lũ con trai nổi tiếng nghịch ngợm đã có lần làm cô giáo chủ nhiệm phải bật khóc trước lớp nhưng còn bạn thì lại khác. Bạn hiền khô, giọng nói nhỏ nhẹ và rất hay đỏ mặt (hình như tới bây giờ mình vẫn nhớ khuôn mặt bạn khi đó). Bạn học giỏi (đặc biệt là môn Hóa), hòa đồng, nói chuyện hài hước... có lẽ vì vậy mà thầy cô và bạn bè rất quý mến (trong đó có cả mình nữa).
Còn mình chỉ là một con bé rất rất bình thường về cả ngoại hình và thành tích học tập. Có lẽ vì vậy mà mình rất ngại tiếp xúc với bạn, và hình như chưa một lần mình chủ động nói chuyện với bạn. Cũng có thể do lúc đó mình mới chỉ là con bé lớp 10 nhút nhát, ngây ngô (hay như mọi người vẫn nói là rất...ngố nữa).
Thời gian cứ như một vòng quay không ngừng nghỉ, cuốn hút người ta theo cái vòng quay ấy. Cuối năm lớp 11 mình tự dưng cảm thấy có một ánh mắt rất lạ lùng hay nhìn mình, khi mình quay lại bỗng dưng mình bắt gặp khuôn mặt bối rối, đỏ bừng của bạn. Bàn của mình và bạn ngồi cạnh nhau, lúc đó mình và bạn mới có cơ hội để nói chuyện (nhưng cũng chỉ là thỉnh thoảng thôi vì mình sợ bị mọi người trong lớp biết được và mình cũng không muốn những chuyện "ngoài lề" đó ảnh hưởng tới việc học tập vì mục tiêu lớn nhất của bọn mình bây giờ là đỗ Đại học).
Năm lớp 12 ai cũng bận bịu với việc học hành và thi cử, mọi người háo hức làm hồ sơ đăng ký dự thi đại học. Rồi mùa thi cũng tới, khi biết được kết quả mình đã rất buồn vì mình bị trượt. Lúc đó cảm giác trong mình là thất vọng, xấu hổ và mình càng mặc cảm nhiều hơn khi bạn đỗ đại học (đúng với ước mơ của bạn).
Ngày bạn đi nhập học mình đã không tới (chỉ gửi quà chúc mừng bạn thôi), cái cảm giác tự ái, mặc cảm luôn luôn thường trực trong mình. Mình không dám đi đâu, không dám gặp gỡ mọi người mà nhất là bạn.
Rồi mình lên thành phố ôn thi chuẩn bị cho kỳ thi năm sau, có lần bạn vào xóm trọ của mình nhưng mình không dám gặp (mình thật ngốc nghếch quá, tự dưng mình thấy giữa mình và bạn có một khoảng cách thât lớn. Hồi đó bọn mình đâu có điện thoại để liên lạc như bây giờ).
Kỳ thi đại học năm sau mình đã đỗ đúng với nguyện vọng và mong muốn của mình nhưng trường mình học ở một nơi rất xa mà mình biết chắc là mình sẽ không còn cơ hội gặp bạn nữa.
Lần đầu tiên xa nhà, xa quê, xa bạn bè phải ở một nơi xa xôi, lạ lẫm, không người thân, không bạn bè. Mình tưởng như không trụ nổi. Những lúc đó mình nhớ giá đình, nhớ quê, nhớ bạn bè da diết và tất nhiên là mình nhớ bạn nữa. Đôi khi mình bắt gặp khuôn mặt của ai đó giống bạn, mình lại nhớ bạn biết bao và bỗng nhiên mình ước đó chính là bạn.
Để cho đỡ buồn , để có thể xua đi những nỗi nhớ đó mình chỉ biết học, học và học mà thôi. Thỉnh thoảng bạn và mình cũng có nhắn tin với nhau nhưng mình biết rằng bọn mình sẽ mãi mãi chỉ là những dòng kẻ song song không bao giờ có thể giao nhau tại một điểm. Giờ đây mỗi người đã đi trên con đường riêng của chính mình rồi, sẽ chẳng còn cơ hội nào cả. Mình tự nhủ sẽ coi đó như là một kỷ niệm đẹp, kỷ niệm về một thời học trò ngây thơ, trong trắng (t
hích mà cũng chẳng dám nói ra).
Năm nay bạn và mình cùng ra trường, mình không biết bạn sẽ làm việc ở đâu: Nam Định, Hà Nội hay một nơi nào đó? Còn mình, mình đã quyết định ở lại Sài Gòn và mình đã tìm được công việc đúng với ngành mình học.
Đôi khi lấy ảnh hồi cấp 3 ra xem mình bỗng bật cười một mình khi nhớ lại những kỷ niệm thời học trò ngây thơ, hồn nhiên với những rung động đầu đời thật trong trắng, nhẹ nhàng. Mình luôn luôn trân trọng và giữ gìn những kỷ niệm đẹp đó, tất nhiên mình cũng sẽ không bao giờ quên bạn đâu, bạn yếu dấu.
Chúc bạn của tôi luôn hạnh phúc, thành công và gặp nhiều may mắn. Hy vọng rằng dịp nghỉ Tết này mình, bạn và tất cả các thành viên viên của 12I-LQĐ sẽ có dịp gặp mặt và đi chơi cùng nhau.

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

TẠM BIỆT NHÉ THỜI SINH VIÊN ĐÁNG NHỚ

Vậy là buổi học cuối cùng của 4 năm đại học cũng tới. Hôm nay cả 2 lớp A, B học chung môn "Dịch vụ thông tin, thư viện" do thầy Vĩnh Quốc Bảo dạy.
Sáng nay bầu trời Sài Gòn vẫn nắng đẹp và gió nhẹ nhưng sao lòng mình lại tràn ngập một nỗi buồn da diết. Bao gương mặt thân quen của bạn bè bỗng dưng hôm nay mình thấy thân thương đến lạ lùng. Mình muốn ôm lấy tất cả các bạn mà nói rằng : "các bạn ơi mình yêu các bạn nhiều lắm". Nhưng mình không đủ cam đảm để làm như vậy.
4 năm đại học trôi qua thật nhanh, mới ngày nào mình còn ngơ ngác bước chân vào cổng trường đại học với bao điều bỡ ngỡ, bao sự rụt rè xen lẫn sợ hãi và lo âu. Phải lâu lắm mình mới hòa nhập được với môi trường học tập và cuộc sống ở nơi đây. Phải lâu lắm mình mới hòa đồng được với các bạn trong lớp, trong khoa. Vậy mà giờ đây mọi thứ sắp trở thành kỷ niệm.
Vẫn biết rằng cuộc vui nào cũng có lúc phải kết thúc nhưng mình không nghĩ cuộc vui đó lại kết thúc nhanh như vậy. Mình thấy nghẹn nghẹn ở cổ họng như bị một cái gì đó chèn ngang làm mình không nói được. Mình cũng không muốn các bạn nhìn thấy những giọt nước mắt của mình. Nhưng các bạn ơi, mình không thể kìm nén được và mình bật khóc. Trước đây những khi gặp phải chuyện gì hay những khi nhớ nhà mình luôn ngồi lẩm bẩm: "ước gì 4 năm đại học trôi qua thật nhanh để mình được trở về quê, được đi làm". Bây giờ khi điều đó đã trở thành sự thật thì mình lại khóc vì tiếc nuối, vì lưu luyến, nhớ nhung.Không biết mình có bị làm sao không hay đây chính là tâm trạng chung của những người sắp phải chia xa những cái mà mình vốn đã thân quen hàng ngày.
Bao kỷ niệm về những giờ học căng thẳng ở trên lớp, những buổi thuyết trình sôi nổi và tràn ngập tiếng cười, những giọng nói, nự cười, những trò nghịch ngợm và cả những khuôn mặt của các bạn... chắc chắn rằng sẽ không bao giờ mình quên. Đó sẽ là những kỷ niệm đẹp nhất về thời sinh viên đáng nhớ của mình.
Bây giờ ra trường mỗi người một nơi, chắc sẽ rất ít khi được gặp lại nhau nhưng các bạn ơi hãy luôn luôn giữ trong trái tim mình những kỷ niệm đẹp về một thời sinh viên đầy khó khăn, vất vả nhưng cũng không ít mơ mộng và lãng mạn nhé.
Chúc các bạn sinh viên khoa Thư viện thông tin - K22 luôn luôn vui vẻ, yêu đời, gặp nhiều thành công và may mắn trên con đương mình đã chọn.
Good bye. See you again !!!

HÀ TĨNH MÌNH THƯƠNG

"Với Hà Tĩnh mình răng mà thương mà nhớ.
Khi tôi ấu thơ gió bụi cát bay lẫn trong sữa thơm mẹ nuôi tôi lớn.
Ơi Hà Tĩnh mình, đường về có nhớ, trời chang chang nắng ai quàng áo tơi.
Cho ta thương nhau mồ hôi chát mặn, cho ta thương nhau vầng trăng không lẻ bạn.
Đứt ruột nhớ mong".
Dù chỉ đi qua Hà Tĩnh chứ chưa một lần được dừng chân lại nơi đây nhưng từ hồi còn bé những câu hát về Hà Tĩnh đã in sâu trong tâm trí tôi. Trong trí tưởng tượng non nớt của mình, Hà Tĩnh trong tôi là một vùng quê yên bình với những cánh đồng lúa mênh mông, với những dồng sông trong vắt, những triền đê, những bãi cát dài chói chang nắng, những ngọn gió Lào... và cả những người dân quê hiền lành, chất phác mà rất hiếu khách.
Tới bây giờ khi tôi đã trưởng thành, được đi tới những vùng đất khác nhau, được tiếp xúc với rất nhiều người từ khắp mọi miền của đất nước thì tôi nhận thấy rằng những tưởng tượng của mình về Hà Tĩnh không hề sai.
Và hôm nay khi phải chứng kiến cảnh nhân dân Hà Tĩnh, cũng như các tỉnh miền Trung khác vật lộn trong cơn lũ dữ lòng tôi lại trào dâng một nỗi niềm xót xa. Dường như thời tiết không hề ưu ái cho người dân nơi đây. Không năm nào Hà Tĩnh lại không bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ, thiệt hại về vật chất và đau đớn hơn cả là thiệt hại về con người.
Mấy ngày vừa qua Hà Tĩnh là một trong những tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất, nước lũ bao trùm khắp mọi nơi, ngập trắng cả cánh đồng, nhấn chìm cả những ngôi nhà. Những giọt nước mắt lăn dài trên má của người dân Hà Tĩnh, họ không chỉ đau đớn vì lũ lụt tàn phá nhà cửa, ruộng vườn mà đau đớn hơn cả là nước lũ đã cướp đi những người thân yêu cảu họ. Tại sao thiên nhiên lại khắc nghiệt đến như vậy. Nhìn hình ảnh những ông bố, bà mẹ ngất lên ngất xuống vì nỗi đau mất con. Người vợ bế con ngồi trông quan tài chồng (vì lũ lụt mà chưa đưa tang được), tôi không cầm được nước mắt.
Giờ này khi tôi đang ở một nơi yên bình thì biết bao người dân Hà Tĩnh (cũng như nhân dân các tỉnh miền Trung) đang phải gồng mình chống chọi với lũ lụt. Với tinh thần "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách" tôi hy vọng rằng nhân dân cả nước hãy chung tay giúp đỡ để người dân các tình miền Trung vượt qua lúc khó khăn này.
Hà Tĩnh ơi cố gắng lên nhé. Trái tim của nhân dân cả nước luôn luôn hướng về Hà Tĩnh và cầu mong cho người dân Hà Tĩnh sẽ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Xin gửi tới nơi đây lời cảm thông sâu sắc nhất.

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

CẢM XÚC NGÀY CHIA TAY

Rồi 1 ngày ta sẽ phải chia xa
Ngày hôm nay sẽ trở thành kỷ niệm
Một con người vẫn im hơi lặng tiếng
Sao giờ đây lại muốn nói thật nhiều
Lời mở đầu một lời đầy yêu thương
Tôi gửi đến từng thành viên trong lớp
Vẫn biết rằng đời hợp tan - tan hợp
Sao mềm lòng sao mắt cứ cay cay
Vẫn con đường vẫn ghế đá hàng cây
Sao hôm nay thấy thân quen đến lạ
Bên con đường dẫn vào ký túc xá
Hoa dại vàng như đưa bước chân đi
Cứ mỗi lần đến tháng 6 mùa thi
Những gương mặt lại đậm màu lo lắng
Rồi hồn nhiên khi mùa thi đã vắng
Và giảng đường như nhớ tiếng cười quen
Tôi nhớ hòa những buổi liên hoan đêm
Nhăn mặt uống từng ngụm bia thật đắng
Sinh viên chúng mình vẫn hồn nhiên mưa nắng
Chưa làm quen với hương vị cuộc đời
Ở nơi này tình yêu cũng lên ngôi
Những tình cảm sáng trong thời thơ mộng
Dù đi đâu dù trời cao đất rộng
Sỏi đá cần nhau như ta vẫn cần người
Và tôi nhớ tiếng hò vỡ sân chơi
Những trận bóng lớp mình tuyệt lắm
Cùng hò reo khi đội mình chiến thắng
Cả những người chưa từng đụng trái banh
Sao những ngày tháng ấy trôi đi thật nhanh
Lãng mạn thay những giấc mơ tuổi trẻ
Có 1 ngày trong tâm tư nhắc khẽ
Ngẩn ngơ lòng tiếng gọi mày tao.....
(Nguồn: www.theoyeucau.com)

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

THƯƠNG LẮM MIỀN TRUNG ƠI !

Mấy ngày nay miền Trung đang chìm trong lũ dữ. Nhìn những hình ảnh bà con miền Trung gồng mình vật lộn trong dòng nước lũ tôi thấy lòng mình xót xa quá. Quảng Bình, Quản Nam, Hà Tĩnh bị lụt nặng nhất. Nước dâng cao khắp nơi, những ngôi nhà chỉ còn nhìn thấy nóc, một biển nước mênh mông cuồn cuộn phủ khắp nơi. Những người dân với nét mặt mệt mỏi vì chạy lũ, lại cộng thêm nỗi lo vì nhà cửa, ruộng vườn bị ngập sâu trong nước. Rồi sau này cuộc sống sẽ ra sao? Cuộc sống những nơi đây vốn đã khó khăn giờ lại càng khó khăn hơn. Ông trời dường như đang thử thách người dân miền Trung - những con người vốn đã quen với cái khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết.
Khúc ruột miền Trung của chúng ta đang bị chia cắt, bị cô lập bởi dòng nước lũ. Bản thân tôi cũng như tất cả người dân cả nước đều đau đớn, xót xa trước những gì mà nhân dân miền Trung đang phải gánh chịu. Hơn bao giờ hết lúc này mới thấy tình đồng bào thật ý nghĩa biết bao.
Miền Trung anh hùng trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, kiên cường trong công cuộc xây dựng đất nước, giờ miền Trung đang phải gồng mình chống chọi với lũ lụt. Thương lắm miền Trung ơi, khúc ruột của đất nước. Những hình ảnh về đồng bào miền Trung trong cơn lũ dữ khiến tôi không cầm được nước mắt. Tôi hy vọng với truyền thống "bầu ơi thương lấy bí cùng" của dân tộc Việt Nam, chúng ta hãy chung tay làm gì đó để giúp đỡ nhân dân miền Trung vượt qua lúc khó khăn này.
Mọi khó khăn, gian khổ rồi cũng sẽ qua. Miền Trung ơi hãy mạnh mẽ lên và luôn tin rằng nhân dân cả nước lúc nào cũng ủng hộ và hướng về miền Trung yêu dấu.

Về miền Trung

Về miền Trung
Ai có về miền Trung
Mảnh đất nghèo cằn cỗi
Đêm thót mình trong từng cơn bão nổi
Cha cố chống chèo không giữ nổi mái tranh xiêu
Mẹ tất tả trong chiều giông bão
Kịp gánh thóc về chân cao thấp đường đê.
Ai có về miền Trung.
Nghe cha kể chuyện ngày xưa
Khi sớm trưa bom thù dội nát
Mảnh đất với gió Lào và cát
Bà vẫn hát ru câu ví dặm thương
Rằng quê ta dân Xô Viết kiên cường.
Ai có về miền Trung
Xứ Nghệ non xanh, dịu dàng xứ Huế
Có đi về nhớ nhé đến Kim Liên
Đây núi Hồng, sông Lam.
Kia sông Hương, núi Ngự
Bức tranh thơ ai dệt tự bao giờ.
Ai có về miền Trung
Uống bát nước chè xanh, ăn quả cà muối mặn
Mới thấu hết những nhọc nhằn, vất vả
Bởi miền quê dường không phải đất lành
Nên mặn chát nỗi lòng người xa xứ.
Ai có về miền Trung
Nhớ chuyện muối gừng
Đời bạc lắm đâu là trong là đục
Xa muôn trùng vẫn lúc nhớ lúc thương
Miền Trung ơi con gọi tiếng: Quê hương
Trong khắc khoải nhớ nẻo đường nắng, gió...
Ai có về miền Trung
Có người em gái nhỏ
Bước chênh vênh giữa hai bờ cát, gió
Đông lạnh ghê người, hè nắng nóng sạm da
Nghe câu nói mô tê răng mà thương chi lạ
Nghiêng nón em cười...
rứa anh hầy
em nỏ biết chi mô.

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

SINH NHẬT BUỒN (30/9/2010)



Vậy là ngày cuối cùng của tháng 9 cũng đã tới rồi. Vào ngày này cách đây 25 năm mình đã oe oe cất tiếng khóc chào đời. Hic, nhanh thật, giò mình đã bước sang tuổi 25 rồi. Tự nhiên thấy mình nhiều tuổi quá. Bằng tuổi này bạn bè mình ở quê nhiều đứa đã lập gia đình, co con cái cả rồi. Còn mình thì… đến giờ này vẫn chưa có lấy một mảnh tình…quấn cổ. Ôi, buồn quá, tủi thân quá, huhu.
Hôm sinh nhật mình cũng chỉ mời mấy người bạn thân thân cùng 2 tên phòng mình thôi. Vậy mà Quỳnh Anh thì ốm không tới được, Hằng sumô thì bận phải về gấp, mình cũng không gặp được (hôm đó mình vẫn phải đi làm mà). Dự sinh nhật mình toàn là các bạn nữ, mình đâu có chơi thân với đứa con trai nào đâu mà mời, bạn trai thì lại không có.
Hic, kể ra thì cũng buồn thật. Mình tự đi mua bánh sinh nhật cho mình, tự dẫn mọi người đi hát hò. Mấy đứa thắc mắc: sao không có con trai? Huhu, mình có chơi thân với đứa nào đâu mà dám mời mà mình cũng không muốn vì sợ làm phiền đến bọn nó hoặc bọn nó không thích rồi lại khó xử lắm.
Đây là lần đầu tiên mình tổ chức sinh nhật nhưng mình chẳng thấy vui gì cả, giá như không tổ chức cho xong. Từ bé tới giờ mình đã bao giờ tổ chức sinh nhật hoặc được ai tổ chức cho đâu. (Có lẽ mình không được may mắn như những người khác).
Mình cũng nhận được nhiều lời chúc mừng của bạn bè (và cũng chỉ là con gái thôi). Nhưng dù sao được mọi người nhớ tới là mình vui lắm rồi.
Điều khiến mình cảm động nhất là Liên, tuy bị ốm và rất mệt nhưng Liên vẫn xuống với mình. Đã từ lâu mình coi Liên như là em gái mình, người mình cảm thấy gần gũi, và có thể chia sẻ mọi điều. Hic, cảm ơn Liên nhiều lắm Liên à.
Ngày hôm đó với mình có lẽ vui ít mà buồn nhiều. Hic, mình không muốn nhắc lại và nhớ lại nữa. Mình không được thổi nến cũng không được ước gì cho tuổi 25. Nếu năm sau sinh nhật có lẽ mình không tổ chức như vậy nữa.

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

SỰ TÍCH TẾT TRUNG THU


Sự tích Thỏ Ngọc

Tương truyền vào thời xa xưa, có một cặp thỏ tu luyện ngàn năm, đắc đạo thành tiên. Chúng có bốn chú thỏ con trắng tinh và đáng yêu. Một hôm, Ngọc Hoàng thượng đế triệu kiến thỏ chồng lên thiên cung. Khi đến Nam thiên môn , nhìn thấy Thái Bạch Kim Tinh dẫn theo thiên tướng áp giải Hằng Nga đi ngang. Thỏ tiên không biết đã xảy ra chuyện gì, liền hỏi một vị thần gác cửa. Sau khi nghe xong hoàn cảnh của Hằng Nga , Thỏ tiên cảm thấy Hằng Nga chỉ vì giải cứu bách tính mà vô tình chịu tội, nên rất thương cảm. Nghĩ đến Hằng Nga một mình bị nhốt ở cung trăng, cô đơn đau khổ, nếu có người ở với nàng thì thật tốt, chợt nghĩ đến bốn con của mình, Thỏ tiên đã lập tức bay trở về nhà.

Thỏ tiên đem câu chuyện Hằng Nga kể với vợ và nói muốn đưa một thỏ con đi làm bạn cùng Hằng Nga . Thỏ vợ tuy vô cùng thông cảm với Hằng Nga, nhưng lại không nỡ rời xa các con yêu! Các thỏ con cũng không muốn rời xa cha mẹ, thỏ nào cũng khóc. Thỏ cha nói: “Nếu ta bị nhốt, các con có chịu ở với ta không? Hằng Nga vì giải cứu bách tính mà bị liên lụy, chẳng lẽ chúng ta lại không thương nàng? Các con, chúng ta không thể chỉ nghĩ đến bản thân!”

Các thỏ con rất hiểu lòng cha, nên đều đồng ý đi. Hai vợ chồng thỏ nước mắt lưng tròng, nhìn các con mỉm cười. Chúng quyết định để thỏ út đi. Thỏ út từ biệt cha mẹ và các chị, lên cung trăng ở cùng Hằng Nga.

--------------------
Sự tích bánh trung thu

Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và thổ địa công vào mỗi mùa Trung thu. Phong tục ăn bánh trung thu vào Tết Trung thu bắt đầu từ cuối đời nhà Nguyên bên Trung Quốc đến nay.

Tương truyền vào thời đó, người Trung Nguyên không chịu nổi ách thống trị của người Mông Cổ, những người có chí khí đều muốn khởi nghĩa chống nhà Nguyên. Để tập hợp được các lực lượng đấu tranh, nhưng trong điều kiện không thể truyền tin đi, Lưu Bá Ôn đã nghĩ ra một cách truyền tin rộng rãi và bảo đảm, đó là kêu gọi mọi người mua bánh trung thu ăn vào Tết Trung thu để tránh họa. Sau khi mọi người mua bánh về và cắt ra, nhìn thấy bên trong có giấu một mảnh giấy viết “đêm 15 tháng 8 khởi nghĩa”, nhờ vậy người dân đã nhiệt liệt hưởng ứng, và lật đổ được nhà Nguyên. Cũng từ đó, bánh trung thu đã trở thành một món ăn không thể thiếu vào mỗi Tết Trung thu.

--------------------
Sự tích chị Hằng Nga

Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.

Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.

Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.

Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.

Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.

Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.

--------------------
Sự tích Ngô Cương đốn cây

Mỗi khi ngẩng đầu nhìn trăng vào những đêm trăng tròn, chúng ta thường thấy có một cái bóng màu đen giống như một người nào đó đang đứng dưới gốc cây. Tương truyền vào đời Đường (Trung Quốc) có một truyền thuyết như thế này: trên mặt trăng có một cây quế cao đến 500 trượng. Vào thời đó, có một người họ Ngô tên Cương vốn là một tiều phu, anh ta muốn trở thành tiên nhưng lại không chịu học hành. Ngọc Hoàng rất tức giận, bảo anh ta rằng: "Nếu đốn ngã được cây quế ở mặt trăng thì hãy nghĩ đến chuyện đắc đạo thành tiên". Thế là Ngô Cương bắt tay vào việc đốn ngã cây quế thần kỳ. Nhưng cứ mỗi nhát chém vào thân cây là vết chém lại liền ngay. Ngày qua ngày, ước mơ đắc đạo thành tiên của Ngô Cương vẫn chưa thực hiện được. Cái bóng mà chúng ta thấy nơi mặt trăng chính là hình ảnh Ngô Cương vẫn đang miệt mài đốn cây với hy vọng một ngày nào đó sẽ thực hiện được nguyện vọng của mình.

--------------------
Sự tích "Đèn kéo quân"

Ngày xưa, gần đến dịp tết Trung thu, theo lệnh Vua, dân chúng nô nức thi nhau chế ra những chiếc đèn kỳ lạ nhưng không có chiếc đèn nào làm cho vua vừa ý. Bấy giờ, có một nông dân nghèo khó tên là Lục Đức mồ côi cha, ăn ở với mẹ rất hiếu thảo. Một hôm nằm mơ, Lục Đức thấy một vị thần râu tóc bạc phơ hiện ra phán rằng: "Ta là Thái Thượng Lãn Quân, thấy nhà ngươi nghèo khó nhưng ăn ở hiếu thảo với mẹ, vậy ta bày cho ngươi cách làm chiếc đèn dâng Vua".

Hôm sau theo lời dặn của Thần, Lục Đức cùng mẹ lấy những thân trúc trắng cùng giấy màu để làm chiếc đèn. Thời gian qua mau, khi chiếc đèn làm xong là ngày rằm tháng 8 cũng vừa đến. Chàng vui mừng cùng mẹ đem chiếc đèn vào kinh thành dâng vua. Nhà vua xem, thấy chiếc đèn vừa lạ, vừa nhiều màu sắc lại biết chuyển động nên rất hài lòng. Khi Vua hỏi ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức theo lời Thần tâu rằng: "Thưa bệ hạ, thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Cái chong chóng quay luôn luôn, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người. Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện cá tính của con người".

Vua truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem. Đèn đốt lên làm quay chong chóng. Hiện lên sáu màu sắc rực rỡ là hình ảnh vua, quan, người, ngựa nối đuôi nhau. Tất cả những hình nhân trên đèn được làm bằng giấy. Vua ban thưởng cho mẹ con Lục Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu.

Từ đó, mối khi đến Tết Trung thu, nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức, dân chúng đua nhau bắt chước chàng làm nên những chiếc đèn màu rực rỡ gọi là đèn kéo quân.

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2010

13.Học ngoại ngữ bằng hình ảnh: www.pdictionary.com
Đây là địa chỉ học từ vựng trực tuyến miễn phí rất thú vị dành cho mọi lứa tuổi với các ngôn ngữ: Anh, Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha. Các từ vựng được giải nghĩa bằng ảnh flash dễ hiểu và dễ nhớ.
Từ vựng được phân chia theo danh mục: thể thao, trường học, trái cây, động vật... hoặc theo thứ tự ABC... để bạn dễ dàng tìm kiếm.
Đặc biệt, bạn có thể nắm vững hơn vốn từ vựng của mình cũng như bổ sung các từ mới bằng cách làm các bài tập đơn giản nhưng rất hiệu quả của trang web như: nhìn ảnh đoán từ (flashcards); hoàn thành từ vựng theo ảnh (fill in the blanks); sắp xếp các ký tự để tạo thành từ đúng theo ảnh (word scramble); luyện tập chính tả (stinky spelling); tập nhớ chính xác (straight recall).
12. Thư viện sách http://englishtips.org/cms/index.php?newsid=1132082360

Đây là một thư viện sách cực hay, đủ các loặi sách, cho trẻ em, học sinh, sinh viên, thày cô giáo, sách về ngữ pháp, hướng dẫn cách phát âm, TOEFL… Chỉ cần đăng kí là thành viên các bạn có thể sử dụng thỏa mái.
2.11. Vừa học vừa chơi môn tiếng Anh - www.english-at-home.com

Nếu muốn vừa chơi, vừa học Anh văn thì nên vào trang Web này. Nó cung cấp những game Anh văn rất vui nhộn, nó hiện được đánh giá là có một thư viện từ ngữ khá đồ sộ và phong phú. Cuối cùng, bạn cũng có thể làm một bài Test ở đây tùy theo mức độ chuyên nghiệp của mình nhằm đánh giá lại chất lượng của bản thân.
2.10. Học Anh ngữ cùng Vancouver English Centre - www.vec.ca

Trang Web www.vec.ca là trung tâm Anh ngữ lớn nhất ở Canada và rất nổi tiếng trên thế giới, bạn sẽ được cung cấp tài liệu Anh Văn, hệ thống các cấp học Anh ngữ, được kiểm tra thử các chứng chỉ TOEFL, TOEIC, IELTS. Được cung cấp các tài liệu đặc biệt về Anh ngữ như: Anh ngữ giao tiếp, viết, kinh doanh... cung cấp các bài tập trực tuyến Anh ngữ miễn phí, các đoạn Video học Anh ngữ, kiểm tra trực tuyến miễn phí.
2.9. Tìm hiểu văn hóa ngôn ngữ Anh - www.wordorigins.org

Cũng như tiếng Việt, trong tiếng Anh có rất nhiều từ ngữ cổ nhưng ít ai xác định được nguồn gốc của chúng (vì quá xưa). Trang web giúp người đọc tìm hiểu cách thức các từ ngữ cổ xâm nhập cuộc sống và ngôn ngữ đời thường hôm nay. Đây là website rất hữu ích cho các bạn muốn tìm hiểu về văn hóa và ngôn ngữ Anh.
2.8 Website luyện phát âm cho các bạn học ngoại ngữ - http://vhost.oddcast.com/vhost_minisite/demos/tts/tts_example.html
Nếu muốn luyện nghe giúp cho việc học ngoại ngữ, hãy thử truy cập vào trang web này. Trang web sẽ chuyển trực tuyến văn bản thành tiếng nói (text-to-speech) đối với 13 ngôn ngữ phổ biến trên thế giới, bao gồm hầu hết những ngoại ngữ đang được học rộng rãi ở Việt Nam (Anh, Pháp, Đức, Hoa, Nhật, Hàn...), cho phép chọn lựa giọng đọc. Trang web này hoàn toàn miễn phí và không cần đăng ký, các bạn chỉ việc truy cập rồi sử dụng “thoải mái”.
2. 7. Học Anh ngữ Y khoa trực tuyến -http://health.discovery.com/tools/blausen/blausen.html
Các sinh viên Y khoa cần trao dồi kỹ năng đọc và nghe Anh ngữ chuyên ngành có thể sử dụng website trên để thực hành. Website trình bày hơn 150 chủ đề, với các tùy chọn text (đọc văn bản thuyết minh), video (vừa xem hình ảnh chuyển động 3D, vừa nghe lời thuyết minh trực tiếp), model (dùng chuột để xoay chuyển hình ảnh ảo 3D theo ý muốn) và slides (xem lại từng hình ảnh chính của chủ đề)...
2.6. Học cách phát âm và phân biệt các âm giống nhau trong tiếng Anh - www.manythings.org
Như tên gọi của nó, trang web có rất nhiều mục. Liên kết chuyên về phát âm là www.manythings.org/pp/ rất có ích cho những người gặp khó khăn về phát âm chuẩn, phân biệt các từ có cách phát âm gần giống nhau hoặc khó phân biệt được khi đọc nhanh. Trang web có tất cả 24 bài, mỗi bài có 4 cặp từ để bạn luyện tập. Ngoài ra, bạn còn có các bài luyện nghe Special English của đài VOA kèm theo tập tin TXT trong trang web này.
2.5. Học tiếng Anh với America’s Story - www.americaslibrary.gov/cgi-bin/page.cgi

Website cung cấp cho bạn những câu chuyện tiếng Anh hấp dẫn, do chính người nước ngoài viết, với rất nhiều chủ đề như nói về những người nổi tiếng, những cuộc thám hiểm, những trận chiến kinh điển trong lịch sử thế giới... Hy vọng website không những cung cấp cho bạn vốn tiếng Anh mà còn cung cấp cho bạn nhiều kiến thức khoa học, lịch sử... hấp dẫn và bổ ích.